Ông chủ Starbucks và hành trình tay trắng trở thành tỷ phú cà phê. Nếu từng một lần dùng qua, người ta chẳng thể nào quên đi hương thơm quyến rũ và vị đậm đà mà cà phê của Starbuck mang lại.
Không chỉ thế hành trình xây dựng đế chế cà phê của ông chủ Starbucks cũng đầy cảm hứng. Đó là một tuổi thơ cơ cực, một con đường gian nan, những thử thách trông gai và cuối cùng là những thành công ngọt ngào.
Tuổi thơ nghèo trong khu phố công cộng
Giống như nhiều tỷ phú tự thân lập nghiệp khác, Howard Schultz xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, và trải qua tuổi thơ chẳng mấy êm đềm. Howard Schultz sinh ra ở New York vào năm 1953, cha mẹ của ông thậm chí còn không đủ điều kiện để học hết trung học.
Do hoàn cảnh nghèo khó, suốt những năm tháng tuổi thơ Howard Schultz phải ở trong khu nhà công cộng. Từ năm 7 tuổi Howard Schultz đã ý thức được hoàn cảnh của gia đình. Một ngày đi học về ông chứng kiến cha bị chấn thương do lao động, buộc phải nghỉ việc.
Không có bảo hiểm y tế dành cho công nhân, nên gia đình ông không nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào. Howard Shultz chia sẻ rằng khi còn là một đứa trẻ, tôi đã chứng kiến gia đình mình lâm vào cảnh suy sụp nhất. Cha mẹ tôi trải qua những ngày tháng thất vọng đến tuyệt vọng vì thất nghiệp, những vết sẹo đó là động lực giúp tôi phấn đấu có được ngày hôm nay.
Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng mẹ của Howard Shultz vẫn khuyến khích và động viên ông tiếp tục học tập. Bà tin rằng nền tảng giáo dục tốt chính là cánh cửa mở ra cơ hội thoát khỏi cái nghèo cho con trai và gia đình. Nhờ sự ủng hộ của mẹ, Howard Shultz đã nhận được học bổng theo học trường đại học Bắc Michigan.
Để có thể trang trải chi phí cho cuộc sống tại trường đại học, cậu sinh viên Howard Schultz đã phải làm rất nhiều công việc như phục vụ tại cửa hàng rượu, và thậm chí còn phải đi bán máu.
Cơ duyên đến với Starbucks
Năm 1975 Schultz đã tốt nghiệp đại học và làm việc cho một nhà nghỉ trong khu trượt tuyết tại Michigan. Sau đó ông chọn công việc bán hàng, ba năm sau Shultz đã chuyển tới một doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng ở Hammarplast. Tại đây thì ông đã thăng tiến cấp bậc giám đốc quản lý một nhóm nhân viên bán hàng.
Hammarplast cũng là nơi giúp Schultz biết đến Starbucks, khi các cửa hàng của họ ở Seatle đặt mua một số lượng lớn máy pha cà phê. Khi tới thăm trụ sở của Starbucks ở Seatle, Schultz bị ấn tượng bởi niềm đam mê của Gerald Baldwin và Gordon Bowker, những người sáng lập ra Starbucks. Mục tiêu của họ là bán ra loại cà phê hấp dẫn thu hút tất cả những người sành ăn.
Năm 1982 Howard Schultz quyết định bỏ việc ở Hammarplast với mức lương cao để đầu quân cho Starbucks với vị trí trưởng phòng Marketing. Thời điểm đó Starbucks đã có vài cửa hàng, nhưng chủ yếu bán cà phê để khách hàng sử dụng tại nhà.
Quyết định nghỉ việc tại Hammarplast của Schultz vấp phải sự phản đối của rất nhiều người, trong đó gay gắt nhất là mẹ của ông. Bà không bao giờ tưởng tượng được rằng con trai mình, có thể từ bỏ một sự nghiệp đang trên đà phát triển tại một công ty có tiếng, để về làm cho một doanh nghiệp địa phương nhỏ bé.
Lý do mà Howard Schultz quyết định về đầu quân cho Starbucks, đó là nhà lãnh đọa tài ba này đã sớm nhìn ra được triển vọng của nó trong tương lai. Ông hoàn toàn bị quyến rũ bởi hương vị tuyệt vời của cà phê rang sẫm, bởi không khí mới lạ pha trộn chút hiện đại của Starbucks khi nằm ở giữa vùng quê Seatle. Sự mê hoặc đó đã trở thành động lực, thúc đẩy Schultz thực hiện khát khao thành công của mình.
Năm 1985 cuộc đời của Schultz, số phận của Starbucks đã hoàn toàn thay đổi khi ông tham dự một triển lãm đồ gia dụng ở Milan của Ý. Khi đi dạo trong thành phố, Schultz gặp một số quán cà phê chuyên phục vụ expresso, chủ của các cà phê này nắm rõ tên khác hàng và dựa vào đó để phục vụ những tách cà phê Capuchino đặc trưng của Ý.
Điều này khiến cho Schultz nảy ra một ý tưởng phát triển Starbucks theo hướng thắt chặt mối quan hệ cá nhân khách hàng với cà phê họ uống. Nhưng người sáng lập Starbucks từ chối ý tưởng của ông. Bị ban lãnh đạo Starbucks từ chối, ông quyết định tự mình mở quán cà phê với cái tên là Il Giornale.
Bước ngoạt tạo nên sự thành công
Quyết định thành lập Il Giornale đã khiến Schultz phải chạy vạy vay vốn khắp nơi để có thể thành lập và duy trì được công ty. Ngay từ những ngày đầu thành lập Il Giornale, Schultz đã chú trọng ngay đến việc tìm đến các nhân tài và tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bởi ông biết rằng cần tạo ra sự khác biệt, không chỉ ở sản phẩm mà còn ở tất cả các nhân viên. Ông tin rằng điểm khác biệt đó sẽ tạo ra được dấu ấn đối với khách hàng, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ in sâu vào tâm trí họ một cách tự nhiên nhất.
Howard Schultz đã từng có chia sẻ khá thú vị với báo giới, chúng tôi cũng không cần phải tuyển những người được đào tạo chính quy, chúng tôi tuyển những người yêu thích công việc, yêu cà phê, thể hiện niềm đam mê với cà phê. Việc đào tạo kỹ năng là phần việc sau này, chính điều này mới tạo nên bản sác của một doanh nghiệp.
Kể từ khi Schultz ra đi, Starbucks sụt giảm doanh số nghiêm trọng đến mức không thể cứu vãn được nữa. Các ông chủ của Starbucks đã phải bán lại công ty của mình, và một lần nữa Howard Schultz lại lo tài chính để mua lại công ty cũ. Giờ đây Starbucks đã nằm gọn trong tay của ông. Tham vọng chiếm lĩnh thị trường là động lực giúp ông đưa Starbucks ra khỏi Seatle lấn sân sang các địa phương khác.
Năm 1992 Starbuck đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc khi tiến hành IPO, chào bán chứng khóa lần đầu tiên ra công chúng, và trở thành công ty đại chúng. Đây là ước mơ của bất kỳ một ông chủ doanh nghiệp nào, nhưng đằng sau sự thành công đó, Starbucks cũng gặp không ít vấn đề.
Đạt đến đỉnh cao về danh vọng, nhưng với kỳ vọng cao về tài chính có thể khiến Starbucks đi chệch hướng. Nhưng thật may mắn, Starbucks có được Howard Schulltz, vị CEO vời lòng say mê cà phê sâu sắc, đã cầm cương và luôn giữ cho công ty không đi quá xa tầm nhìn chiến lược của mình.
Cùng với sự ra đời của những sản phẩm mới, Starbucks không ngừng kết nối và hợp tác với nhiều đối tác để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đó là một chiến lược khôn ngoan.
xem hai cuốn sách của Howard Schultz tại đây
Suốt 10 năm chinh chiến cùng đồng đội, là những nhà điều hành dày dặn kinh nghiệm, tính đến năm 2000 Howard Schultz đã đưa Starbucks từ một doanh nghiệp địa phương với vỏn vẹn vài cửa hàng trở thành một tập đoàn quốc gia với hơn 3.500 cửa hàng. Lúc này ông rút khỏi vị trí giám đốc điều hành và chuyển sang đầu tư những lĩnh vực khác.
Thất bại để thành công
Năm 2008 Starbucks mời Howard Schultz quay trở lại vị trí giám đốc điều hành, để vực dậy công ty sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Hành động của ông sau khi trở về công ty khiến cổ đông và giới truyền thông choáng váng.
Đóng tất cả các của hàng tại Bắc Mỹ trong vòng một tuần để đào tạo nhân viên, khiến Starbucks mất hơn 7 triệu USD doanh thu. Chưa kể việc các đối thủ tranh nhau nhảy vào chế diễu hóa ra Starbucks chưa đạt đến chất lượng như quảng cáo mà cần phải được phải đào tạo lại.
Tuy nhiên Schultz cho rằng việc dũng cảm nhận lỗi và bắt tay vào sửa chữa lúc này là cần thiết để giải quyết tận gốc vấn đề, mà lẽ ra họ phải giải quyết từ lâu. Starbucks bắt đầu đặt ra những tiêu chí cho mình và cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, rằng nếu sản phẩm này không đủ tốt, chúng tôi thà bỏ đi chứ không đưa cho khách hàng.
Nhưng Starbucks tăng trưởng không như kỳ vọng, Schultz lúc ấy cho rằng công ty cần một sản phẩm có thể vực dậy doanh số bán hàng đang sụt giảm từng ngày, đó là Sobetto đặt tên theo loại thức uống Sobet của Ý. Tiếc là cả khách hàng và nhân viên pha chế phục vụ đều không thích thức uống được pha chế quá ngọt này.
Một số ý kiến cho rằng, Schultz đã nhận định sai lầm tình hình kinh tế và đánh giá thấp phản ứng của khách hàng trong thời kỳ suy thoái, vài tháng sau đó Schultz từ bỏ Sobetto. Sau cú vấp ngã này Schultz đã trở nên kỷ luật hơn và biết lắng nghe nhiều hơn. Nhờ đó ông đã kéo lợi nhuận của Starbucks lên gấp 3, từ 315 triệu USD lên 945 triệu USD vào năm 2010.
Sự ra đời của Logo Starbucks
Lần xuất hiện đầu tiên năm 1971, logo Starbucks sử dụng hình ảnh nàng tiên cá với hai chiếc đuôi đặc biệt. Logo lúc này sử dụng hai màu nân và trắng, là màu sắc chủ đạo trong thiết kế. Hình ảnh này xuất phát từ một nhân vật thời kỳ trung cổ của người Na Uy, được phát hiện từ một cuốn sách và hằng hải.
Với sự khác biệt này thương hiệu đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng. Howard Schultz ông chủ của Starbucks nói rằng, hình ảnh nàng tiên cá với khuôn ngực trần quyến rũ như chính hương vị của cà phê vậy.
Tuy nhiên có rất nhiều người nói rằng logo này có yếu tố gội dục, vì vậy Starbucks đã phải thiết kế lại vào năm 1987, với hình ảnh nàng tiên cá trở nên duyên dáng hơn. Starbucks vẫn giữ lại hình ảnh gốc, nhưng điểm thêm cho nàng tiên cá bộ tóc dài để che đi phần ngực phía trước nhưng vẫn giữ lại cái rốn.
Điều này làm giảm bớt sự tranh cãi hơn, màu sắc cũng được chuyển từ màu nâu sang màu xanh lá cây và được dùng cho đến tận ngày nay. Chữ Coffee Starbucks được viết tay dựa vào font chữ Franklin Gothix.
Đam mê và sáng tạo làm nên khác biệt
Thời gian đầu mới ra mắt, Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê Espresso với chất lượng vượt trội. Starbucks chỉ thu mua loại cà phê Arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp với pha cà phê với hơi sữa, người Mỹ chưa bao giờ được thưởng thức loại cà phê tuyệt vời đến như thế.
Một trong những bí quyết để khác biệt hóa thương hiệu là trở thành người sở hữu một thuộc tính của sản phẩm, Starbucks đã có được điều này. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, có lẽ Starbucks chưa chắc đã có được vị thế như hiện nay. Nói đến Starbucks khách hàng không chỉ biết đến nó là loại cà phê tuyệt hảo, họ nghĩ đến nơi thứ 3 sau nhà và văn phòng làm việc, đó mới là điều đáng giá nhất.
Theo thời gian đối thủ có thể đuổi kịp Starbucks về chất lượng, nhưng mãi mãi họ không thể lấy đi nơi thứ 3 mà Starbucks đã sở hữu Điều này gắn với quy luật trong xây dựng thương hiệu. Hãy là thương hiệu đầu tiên trong tâm trí của khách hàng.
Dốc hết trái tim vì khách hàng
Thương hiệu cũng như cũng như cong người xung quanh chúng ta, chúng ta có thể giao tiếp với rất nhiều người nhưng chỉ thích một nhóm người và yêu một hoặc một vài người. Tương tự trong cuộc sống, bạn mua rất nhiều nhãn hiệu nhưng chỉ thích một vài và đặc biệt chỉ bồ kết một hoặc vài thương hiệu mà thôi.
Nhiều người đến với Starbucks không hẳn vì cốc cà phê Espresso tuyệt hảo, họ đến để thưởng thức một phong cách sống mà họ thấy cực kỳ gần gũi. Starbucks hầu như không chi tiền cho quảng cáo bởi theo triết lý của Starbucks, mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng.
Nhưng thương hiệu này có sức lan tỏa cực lớn tại bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến. Ngay cả khi giá hạt cà phê tăng gần 200% năm 1994, Starbucks vẫn kiên quyết không tăng giá. Chất lượng cà phề Starbucks từ ngày đầu thành lập đến nay, luôn là những cốc cà phê thơm ngon nhất có thể.
Starbucks là thương hiệu bán lẻ ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh hiếm hoi, không áp dụng chính sách nhượng quyền thương hiệu vì lý do này. Hơn hết Starbucks còn quan tâm đến trải nghiệm của người khiếm thính, hãng có những có những cửa hàng sử dụng ngon ngữ ký hiệu riêng. Nhằm đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho đối tượng khách hàng này.
Ngoài ra Starbucks cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, dự kiến đến năm 2020 hãng sẽ loại bỏ hoàn toàn ống hút nhựa, thay vào đó là ông hút giấy, nhựa sản xuất từ tinh bột thực vật lên men.
Những chính sách tuyệt vời cho nhân viên
Trong suốt sự nghiệp của mình tại Starbucks, Schultz đã luôn quan tâm đến nhân viên của mình, người mà ông gọi là đối tác. Năm 2015 công ty quyết định sẽ trả đầy đủ 4 năm học phí đại học cho nhân viên, thông qua chương trình học trực tuyến của đại học Arizona.
Xuất phát từ chính trải nghiệm đau thương thời thơ ấu khi cha của mình bị thương, Starbucks đã trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ đầu tiên cung cấp cho tất cả nhân viên, bao gồm cả lao động bán thời gian BHYT hoàn chỉnh cũng như lựa chọn cổ phiếu.
Vào tháng 7/2016 Schultz đã tiến thêm một bước mới trong việc nâng cao lợi ích cho nhân viên bằng cách tăng lương ít nhất 5% cho hơn 150.000 lao động tại Mỹ. Động thái này một lần nữa khẳng định vị thế của Starbucks trong một nền kinh tế dịch vụ, nơi mà sự cạnh tranh về lao động đang ngày càng tăng.
Luôn đấu tranh cho các vấn đề xã hội
Tính đến cuối năm 2017 Starbucks có hơn 27.300 cửa hàng tại 75 quốc gia, năm 2018 Schultz sở hữu khối tài sản gần 3 tỷ USD, hiện tại ông đang sống tại Seattle cùng với vợ Sheri Kersch và hai người con.
Schultz là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội, năm 2011 ông khuyến khích mọi người không đóng góp tiền cho các chiến dịch chính trị cho đến khi chính phủ giải quyết được nợ quốc gia. Tiếp đến năm 2015 ông dẫn dắt chiến dịch chống nạn bạo hành và chế độ phân biệt chủng tộc của cảnh sát.
Tháng 12/2017 Schultz từ chức CEO Starbucks, trở thành chủ tịch điều hành công ty và tập trung vào các sứ mệnh xã hội. Kể từ đó ông kêu gọi cộng đồng chống lại chính sách ngăn cản những người tị nạn nhập cảnh Mỹ của tổng thống Trump.
Schultz đã nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch điều hành vào tháng 6 năm 2018, trở thành chủ tịch danh dự, trong bối cảnh suy đoán rằng ông có tham vọng của tổng thống Mỹ cho cuộc bầu cử năm 2020. Vào tháng 1 năm 2019, suy nghĩ đó đã chạm điểm để bay lên và đỉnh điểm là vào ngày 27 tháng 1, Schultz tuyên bố rằng ông sẽ tìm kiếm một cố gắng cho chức tổng thống như một ứng cử viên độc lập.
Schultz có những khát vọng lớn lao, tạo nên sự thay đổi ở Mỹ, ông luôn là người tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng của công dân, về các vấn đề nhập cư và cải cách thuế. Đến nay đã là một tỷ phú giàu có nhưng Schultz vẫn giữ lối sống giản dị và lao động không mệt mỏi với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Nguồn: tổng hợp