Phượng đỏ trải dài, đỏ rực, mỗi cơn gió qua đã đi vào lồng người qua bao thế hệ. Mỗi mùa hè về hoa phượng lại nở đỏ rực một góc trời, mỗi mùa hoa phượng nở cũng là mỗi mùa bao thế hệ học sinh ra trường, chia tay bạn bè, chia tay trường lớp "Hoa như mưa rơi rơi. Cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi. Như nuối tiếc một thời trai trẻ".

Hôm nay, giữ cái nắng gay gắt tháng 3 chúng ta được chiêm ngưỡng 1 vẻ đẹp mộng mơ cũng mang mang tên phượng nhưng mang sắc tím. Phượng tím mang đến vẻ đẹp lãng mạn, nhưng “man mác buồn” đặc trưng cho thành phố ngàn hoa.

Những cây phượng tím trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, dẫn vào trung tâm chợ Đà Lạt, cách hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ. Phượng tím thường nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, mang đến vẻ đẹp dịu dàng đặc trưng của Đà Lạt.

thuan_phat_fast_roas_ter_da_lat_mua_phuong_tim1.jpg

Phượng tím khoe sắc tại vực vòng xuyến dẫn vào chợ Đà Lạt. Ngoài chợ Đà Lạt, hồ Xuân Hương, các điểm du lịch nổi tiếng khác của phố núi có hoa phượng tím là Thiền viện Trúc Lâm và Thung lũng Tình yêu.

Hoa bung nở ven bờ hồ Xuân Hương. Hồ nước này được xem như một biểu tượng của Đà Lạt, nằm tại trung tâm thành phố. Xung quanh hồ có rừng thông, các bãi cỏ và nhiều vườn hoa.

Một du khách chụp ảnh cây phượng tím ven hồ Xuân Hương. “Mùa hoa phượng tím làm bừng sáng không gian Đà Lạt, thu hút nhiều du khách tham quan và các tay máy tới sáng tác, nhưng màu tím của hoa mang đến cảm giác buồn man mác”, nhiếp ảnh gia Trần Quang Anh (Đà Lạt), tác giả bộ ảnh, chia sẻ.

thuan_phat_fast_roas_ter_da_lat_mua_phuong_tim.jpg

Một đoạn đường Nguyễn Văn Cừ được tô điểm bởi sắc hoa và ánh nắng tháng 3. Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Những cây đầu tiên được trồng tại Đà Lạt do công của cố kỹ sư Lương Văn Sáu. Ông là một trong những kỹ sư canh nông thế hệ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo chính quy chuyên về hoa, tốt nghiệp Trường Canh nông Versailles ở Pháp.

Phượng tím khi nở có hình ống, dài 4-5cm và mọc thành từng chùm. Năm 1962, ông Sáu mang hạt giống phượng tím từ Pháp về Đà Lạt, ươm, trồng thử nghiệm và chiết cành loài cây này. Sau đó, cây được các nhà khoa học khác nhân giống thành công và trồng trên các tuyến phố Đà Lạt.

Cây phượng tím có thân gỗ lớn, thô nhám, cao từ 10-15m, tán phủ rộng với đường kính 5 - 7 m và lá có hình dạng lá kép giống như lá cây phượng vĩ của Việt Nam.

Những con đường phượng tím trở thành "đặc sản" riêng của Đà Lạt, có thể kể đến như đường Yersin (ảnh), Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ, Trần Quốc Toản, Trần Phú, Hai Bà Trưng hay Nguyễn Thị Minh Khai. 

Một số trường học tại Đà Lạt cũng trồng phượng tím. Trong ảnh là cây phượng tím của trường THPT chuyên Thăng Long, trên đường Trần Phú.

Nguồn: tổng hợp